9689 lượt xem

Ngành Công Nghệ Thực Phẩm Có Dễ Xin Việc Không

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, có nhiều lĩnh vực ngành nghề đang phát triển và cho thấy tương lai khả quan về sau, trong đó phải kể đến ngành công nghệ thực phẩm. Đối với Việt Nam, 1 đất nước có sản lượng nông sản, thủy hải sản lớn xuất khẩu ra thị trường thế giới, vấn đề về công nghệ thực phẩm lại càng trở nên quan trọng và có tính bức thiết. Trong khảo sát nhu cầu việc làm dự báo trong khoảng 2015 – 2025, ngành công nghệ thực phẩm đứng thứ 2 trong top những ngành có nhu cầu lao động cao nhất của Việt Nam.

Là một ngành có rất nhiều triển vọng để phát triển nhưng hiện nay còn nhiều học sinh  chưa chú ý đến ngành này, một ngành lạ nên chưa thực sự thu hút người học tìm hiểu về nó. Qua bài này, tôi cùng các bạn sẽ đi tìm hiểu về ngành nghề tiềm năng chưa quen thuộc này.

ngành công nghệ thực phẩm có dễ xin việc không
ngành công nghệ thực phẩm có dễ xin việc không

Trước hết chúng ta phải hiểu công nghệ thực phẩm là gì?

Hiểu đơn giản, công nghệ thực phẩm là áp dụng công nghệ vào ngành thực phẩm. Đây là một ngành thuộc  khối ngành công nghiệp chuyên về lĩnh vực bảo quản và chế biến thực phẩm, nghiên cứu và phát triển dây chuyền sản xuất, kiểm tra & đánh giá chất lượng thực phẩm, …. Đây là một ngành có tính ứng dụng rất cao và thiết thực với cuộc sống, khi mà đát nước chúng ta tập trung phát triển các sản phẩm về nông sản, thủy sản ra các thị trường quốc tế.

  • Công nghệ thực phẩm – ngành đón đầu xu thế hội nhập

Trong khoảng gần 10 năm trở lại đây, ngành công nghiệp thực phẩm dần chứng mình được vị thế và tầm quan trọng của mình trong sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Trong nền kinh tế hội nhập, nhiều doanh nghiệp nước ngoài bước vào nền kinh tế của Việt Nam, tạo điều kiện hợp tác và phát triển mở rộng của ngành công nghệ thực phẩm Các doanh nghiệp trong nước kinh doanh về lĩnh vực  thực phẩm thì ngày càng chú trọng về ngành công nghiệp thực phẩm. Bởi lẽ, không chỉ trong nước mà trên thế giới, ngành công nghệ thực phẩm đang tưng bước vươn lên chiếm giữ vai trò quan trọng trong đời sống của mỗi người.

Cùng với đó, ngành công nghiệp thế giới ngày càng từng bước hiện đại hóa để bắt cặp với xu thế của thế giới, ngành công nghệ thực phẩm cũng được chú trọng để có thể làm chủ công nghệ bên trong của ngành.

  • Cơ hội nghề nghiệp của ngành

Là một ngành mới, ít được chú ý đến nhưng ít người biết rằng cơ hội việc làm đối với ngành này là rất cao. Ứng dụng của ngành đa dạng và có tính thiết yếu trong cuộc sống, đừng lo lắng về việc theo ngành sẽ khó xin được việc.

Đối với ngành xuất khẩu, công nghệ thực phẩm được ứng dụng trong các khâu bảo quan, chế biến nông sản, thủy sản. Ngành công nghiệp thực phẩm có thể nói là đóng vai trò chủ chốt trong việc nông sản, thực phẩm Việt có thể vươn tới thị trường quốc tế hay không. Trên thực tế, trong quá khứ đã có nhiều đơn hàng thực phẩm của Việt Nam bị từ chối bởi các đối tác lớn như Mỹ, Nhật Bản,.. vì thực phẩm Việt Nam không đáp ứng được các chuẩn mực vệ sinh thực phẩm tại các nước sở tại. Trước tình hình phát triển  lấy xuất khẩu làm mũi nhọn để đưa nền kinh tế đi lên, chính phủ và các doanh nghiệp hướng sự chú ý tới khối ngành công nghệ thực phẩm.

Đối với ứng dụng của ngành trong nước được thể hiện rõ ràng nhất qua nhu cầu thiết yếu của thị trường, người dân đối với thực phẩm. Trong nền kinh tế ngày càng phát triển, người dân sẽ chú trọng đến nhu cầu sức khỏe hiện nay, điều này càng trở nên quan trọng khi thực phẩm trên thị trường tràn lan thực phẩm bẩn, thực phẩm kém chất lượng. Lượng người mắc các căn bệnh nan y như ung thư ngày càng tăng với 1 phần nguyên nhân do thực phẩm kém chất lượng. Ngoài ứng dụng vào nền xuất khẩu, sinh viên học công nghệ thực phẩm hoàn toàn có thể nghiên cứu trở thành các chuyên gia dinh dưỡng,…

Cụ thể, sinh viên khi ra trường có thể đảm nhiệm những công việc sau:

  • Nhân viên kiểm định chất lượng (QA)
  • Nhân viên kiểm soát chất lượng nguyên liệu (QC)
  • Chuyên viên nghiên cứu và phát triển sản phẩm (R&D)
  • Kỹ sư công nghệ thực phẩm
  • Kỹ sư sản xuất (Production engineer)
  • Nhân viên bếp
  • Chuyên gia dinh dưỡng (Nutritionist)
  • Kỹ thuật viên sản xuất
  • Nhân viên phòng thí nghiệm (Laboratory staff)
  • Nhân viên bộ phận thu mua
  • Nhân viên vận hành máy
  • Giám sát viên sản xuất (Production supervisor)
  • Trình dược viên
  • Và nhiều công việc khác tại các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp trong nước cũng như ngoài nước.

Tính ứng dụng cao, công việc phong phú, đa dạng là một điểm sáng để cho các bạn lựa chọn cân nhắc để lựa chọn theo học, khi mà nhiều ngành đang có dấu hiệu chững lại, cơ hội có việc làm trở nên khó khăn với tất cả các sinh viên chưa xác định được đúng nhu cầu của thị trường.

  • Thu nhập của ngành

Với bất kì ngành học nào, thu nhập cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm, mục đích chủ yếu của con người khi theo đuổi 1 công việc là đam  mê, sở thích, và quan trọng hơn cả là mức thu nhập mà ngành nghề mang lại để trang trải cuộc sống. Đối với ngành công nghiệp thực phẩm, mức thu nhập khởi điểm của một sinh viên ra trường sẽ rơi vào khoảng 6 – 7 triệu VND/ tháng. Đây là một con số khá cao đối với một sinh viên vừa ra trường. Không dừng lại ở đó, nếu trong quá trình làm việc bạn nghiên cứu cống hiến và nỗ lực bạn hoàn toàn có thể đạt được các mức thu nhập cao hơn.

Ngành công nghiệp thực phẩm ở Việt Nam có phát triển là nhờ sự góp mặt của nhiều đố tác lớn như các công ty đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc,..  đối với việc làm việc ở các công ty nước ngoài, mức thu nhập của nhân viên sẽ cao hơn rất nhiều, nhưng đồng thời cũng đòi hỏi bạn có nhiều kỹ năng hơn.

  • Học những gì khi theo ngành công nghệ thực phẩm?

Học ngành nào, thi khối gì để có thể vào trường và theo học chuyên ngành công nghệ xây dựng? Đây là vấn đề nhiều người còn chưa để ý, còn thắc mắc về cơ chế thi tuyển cũng như điều kiện để có thể học tập chuyên ngành. Cũng như những ngành khác, để có thể theo học, đầu tiên bạn phải qua vòng tuyển sinh.

Tuyển sinh

Đối với việc tuyển sinh vào các trường công nghệ thực phẩm đang duy trì ở mức khá, ngành nhận vào các sinh viên thi đầu vào khối A, A1, B, D. Chỉ cần trung bình điểm của 3 môn là 7 điểm, các bạn có thể vào trường, đây là một mốc điểm không hề khó cho các bạn chăm chỉ. Với tầm điểm đó, các bạn có thể thoải mái lựa chọn các trường đại học đào tạo chuyên ngành công nghệ thực phẩm bạn muốn theo học.

Chương trình học

Khi đặt chân vào cánh cổng đại học, bạn đã thành công trong việc bước những bước đi đầu tiên trên con đường học tập để có một công việc phù hợp. Cũng giống như các ngành học khác, chương trình học của ngành công nghệ thực phẩm được chia thành 2 nhóm kiến thức: Kiến thức đại cương và kiến thức chuyên ngành.

Kiến thức đại cương

Kiến thức đại cương đối với ngành công nghệ thực phẩm cũng bắt đầu ở ngay kỳ đầu tiên khi sinh viên theo học, sẽ xoay quay các bộ môn: Kinh tế – Chính trị,  khoa học xã hội, ngoại ngữ, toán tin,.. với các môn học cụ thể như Nguyên lý Mác – lê nin; tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, …những môn kiến thức đại cương sẽ xây dựng nền tảng để sinh viên có thể tiếp thu các bộ môn khác trong chuyên ngành một cách có hiệu quả nhất.

Kiến thức chuyên ngành

Đối với ngành công nghiệp thực phẩm, kiến thức chuyên ngành cũng được xây dựng trên các cơ sở: Kiến thức cơ sở ngành, kiến thức ngành, kiến thức chuyên ngành như các khối ngành khác. Nhóm kiến thức này sẽ được tập trung đào tạo ở toàn bộ quãng thời gian bạn học đại học. Ở kiến thức cơ sở ngành, kiến thức ngành, sinh viên sẽ được tiếp xúc nhiều bộ môn khác nhau  liên quan đến các vấn đề về thực phẩm như dinh dưỡng và an toàn thực phẩm; các kỹ thuật đóng gói bao bì hay quản lý chất lượng thực phẩm..

Đối với các chuyên ngành khác nhau, sinh viên sẽ đi sâu vào nghiên cứu những bộ môn khác phụ thuộc vào chuyên ngành sinh viên theo học. Các môn học nhắm phục vụ và trang bị tất cả các kiến thức về thiết kế, lắp đặt vận hành dây chuyền sản xuất, có đầy đủ các kiến thức, kỹ năng chuyên môn về nghiên cứu, quản lý điều hành các hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp thực phẩm.

Ngoài việc học lý thuyết suông khô khăn, đối với ngành công nghiệp thực phẩm, sinh viên được nghiên cứu và tìm hiểu những kiến thức thực tiễn thông qua các tiết thực hành đan xen trong suốt chương trình học nhằm cung cấp cho sinh viên lượng kến thức thực tiễn, những nghiên cứu nền tảng, kích phát sự tìm tỏi của sinh viên.

Kinh nghiệm, kỹ năng cần thiết để có thể thành công trong ngành

Ngoài các kiến thức được giảng dạy ở các trường đại học, sinh viên cần trang bị cho mình một số kỹ năng nhất định để đảm bảo công việc được diễn ra thuận lợi và trôi chảy. Để  có một công việc thuận lợi, sinh viên cần tự trang bị những kỹ năng sau:

  • Tư duy sáng tạo, khả năng phân tích

Đây là yếu tố vô cùng cần thiết nếu muốn thành công ở lĩnh vực này, có khả năng sáng tạo, phát triển cái mới từ những yếu tố cũ, không ngừng cải tiến nâng cao chất lượng của các dây chuyền, sản phẩm.

  • Quan tâm đến lĩnh vực thực phẩm, dịch vụ ăn uống

Bất kỳ công việc gì, có sự hiểu biết quan tâm đến nó sẽ luôn thu được thành quả cao hơn những người thiếu điều này,

  • Làm việc chuyên nghiệp, cẩn thận, có tinh thần trách nhiệm cao

 Kết luận

Là một ngành còn được ít người bên đến nhưng ngành công nghệ thực phẩm đang dần chứng minh được vị trí của mình trong việc phát triển của nền kinh tế Việt Nam, dần khẳng định được sức ảnh hưởng của mình trên diễn đàn kinh tế thế giới. Bắt tay hcoj một chuyên ngành mới lạ không có nghĩa là không an toàn đối với chuyên ngành này. Hãy tự tin lựa chọn và quyết định tương lai của mình, chúc các bạn thành công.

Bình Luận:

  1. Tếnh Hà says:

    Mình là một người học rất bình thường và đặc biệt học rất dốt môn hóa học,vật lý… Nếu theo ngành này thì mình có tương lai không ạ?

    • Vân Uyên says:

      E học hoá môn hoá ko tốt vậy có ảnh hưởng đến trong suốt quá trình học của ngành này không ah. E cám ơn.

  2. Lô Huệ says:

    Em học môn hóa và lý cũng khá ổn nhưng ngoại ngữ lại kém liệu có theo học ngành này được k ạ

  3. Thanh thanh says:

    Mình học không tốt môn hóa học
    Nhưng vật lý với sinh học rất ổn
    Vậy mình có nên theo nghành này không??

  4. Oanh Phan says:

    Em học hoá chỉ ở mức trung bình, môn sinh thì không biết gì. Em có thích hợp để theo ngành này không ạ? Kiến thức học ở đại học có liên quan đến những gì mình đã học ở cấp 3 không ạ?

  5. Lê thành lợi says:

    Học ngành này có dễ xin việc không ạ, nếu xin việc thì xin việc được ở đâu và làm gì trong lĩnh vực công nghệ thực phẩm, và mức thu nhập hàng tháng là bao nhiêu long ad phản hồi dùm e nhanh ạ không không kịp nữa

  6. Thảo says:

    Cho e hỏi e học thì bth . Các môn bên khối ngành này e học không giỏi thì theo học được không ah

  7. Đăng says:

    Cho em hỏi em thi bên khối xã hội và em rất yếu các môn tự nhiên lý hoá sinh thì liệu có học ngành công nghệ thực phẩm được không cơ hội việc làm có cao và kiến thức có liên quan cấp 3 không ạ?

  8. Trân says:

    Cho em hỏi em thi bên khối xã hội và em rất yếu các môn tự nhiên lý hoá sinh thì liệu có học ngành công nghệ thực phẩm được không cơ hội việc làm có cao và kiến thức có liên quan cấp 3 không

  9. Đức Đức says:

    Học ngành này khi ra xin việc thì xin ở đâu. Cơ hội xin việc có dễ khg, mức thu nhập như thế nào. Xin tư vấn dùm. Cảm ơn

Trả lời Trân Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *